Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Phỏng vấn Linh mục quản hạt Cầu Rầm về vấn đề đất Nhà thờ Cầu Rầm

GPVO - Vào hồi 8h30 ngày 7/8/2011, sau thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm, gần 5.000 giáo dân giáo hạt Cầu Rầm đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ làm nơi xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ, công viên công cộng… Cuộc tuần hành xuất phát từ nhà thờ Cầu Rầm trên quãng đường 7km tới Thạch Đài Đức Mẹ Lộ Đức tại giáo xứ Yên Đại. Cuộc tuần hành bằng xe máy diễn ra trong trật tự, giáo dân cầm trên tay các biểu ngữ thể hiện quan điểm và quyết tâm của mình. Phóng viên chúng tôi đã phỏng vấn Linh mục Fx. Hoàng Sỹ Hướng, quản xứ và quản hạt Cầu Rầm, xoay quanh sự kiện nói trên, về cái gốc của vấn đề… Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn:

PV: Xin Cha cho biết một số thông tin về cuộc tuần hành sáng Chúa nhật, ngày 7.8.2011 vừa qua tại Giáo hạt Cầu Rầm?
Lm. Fx. Hoàng Sỹ Hướng (Lm HSH): Sau Thánh Lễ Bế Giảng Năm Học Giáo Lý Giáo Hạt Cầu Rầm, tôi đã công bố nội dung công văn số 4284/UBND-NC, ngày 27/7/2011 của UBND Tỉnh Nghệ An cho giáo dân. Đây là công văn một chiều, UBND Tỉnh đơn phương thông báo lấy khu đất Nhà thờ Cầu Rầm có từ thế kỷ XIX để xây dựng công viên, sau nhiều lần bán đi bán lại cho tư nhân.
Như vậy, mục đích cuộc tuần hành này là nhằm phản đối quyết định trên của chính quyền Tỉnh Nghệ An. Cuộc tuần hành từ nhà thờ Cầu Rầm tới Thạch Đài Đức Mẹ Lộ Đức tại giáo xứ Yên Đại, quãng đường chừng 7km, ước lượng có khoảng trên dưới 5.000 người tham gia.
PV: Thái độ của giáo dân thì sao, thưa Cha?
Lm HSH: Mặc dù rất bức xúc nhưng người giáo dân vẫn biết kiềm chế sau lời kêu gọi của chúng tôi: “Giữ bình tĩnh, tôn trọng luật lệ giao thông, thể hiện nét đẹp của người Kitô hữu”.
Được biết, lúc đầu mọi người dự định tập trung tại khu đất lịch sử để cầu nguyện rồi tuần hành về Yên Đại nên chiều ngày 6/8/2011, chính quyền phường Cửa Nam có đến gặp tôi và sáng sớm ngày 7/8/2011, các vị chủ tịch UBND, trưởng Công an, chủ tịch Mặt trận Thành phố Vinh cũng đã đến gặp tôi đề nghị ngăn giáo dân lên cầu nguyện tại khu đất nói trên. Tôi bảo: “Giờ thì hơi muộn nhưng vì tôn trọng các vị đã đến đây, với khả năng của mình, tôi sẽ nhắc bà con không lên cầu nguyện trên đó nhưng vì lượng người cả giáo hạt Cầu Rầm sẽ tuần hành về Yên Đại rất đông nên tôi đề nghị  chính quyền phải thông đường để cho giáo dân đi trong trật tự. Nếu như có sự cọ xát, dân sẽ tập trung lại, lúc ấy, quý vị mới mời tôi đến ‘giải vây’ thì thật khó lòng”! Và các vị đã hứa sẽ thông đường. Quả thật cuộc tuần hành đã diễn ra trong trật tự, văn minh và đầy tình hiệp thông.
PVPhản ứng từ phía chính quyền địa phương như thế nào?
Lm HSH: Như tôi đã nói trên, chính quyền tỏ ra rất thận trọng. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều công an mặc thường phục nhập đoàn tuần hành, có vị cũng cầm cờ vàng-trắng (?!); số khác rất đông mặc sắc phục của ngành mình, đứng đầy hai bên đường và các điểm quan trọng để giữ trật tự. Các vị tỏ ra rất nhã nhặn. Trong trụ sở UBND và Công an Tỉnh, có rất nhiều xe chữa cháy được huy động về không biết từ khi nào và để làm gì (?)
PV: Xin Cha cho biết thêm về thực trạng đất đai giáo xứ Cầu Rầm hiện nay: Cơ sở cũ gần hồ cá Cửa Nam và Cơ sở tại khối 6A?
Lm HSH: Diện tích 3,5ha của Nhà thờ Cầu Rầm tọa lạc cạnh hồ cá Cửa Nam từ năm 1888, khi lập xứ Cầu Rầm và liên tục tồn tại cho đến nay. Thời xưa về Vinh, người ta hay nói “Thượng Cầu Rầm, hạ Bến Thủy” là thế. Ngày này các văn bản pháp lý của Nhà nước gọi khu đất này là “đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ”, chưa bao giờ được chuyển nhượng, bán, cho hoặc bất cứ hình thức trao đổi nào hợp pháp làm mất quyền sử dụng của giáo hạt Cầu Rầm trên khu đất này.
Năm 1968, nhà thờ bị trúng bom. Chính quyền Nghệ An đã làm đường từ Vinh đi Nam Đàn đè trên nền nhà thờ Cầu Rầm. Thế là giáo hạt Cầu Rầm mất nhà thờ. Qua nhiều lần gửi đơn thư, yêu cầu được xây dựng lại nhà thờ nhưng không được chấp nhận.
Năm 1998, giáo dân lên dọn ngôi nhà phòng đổ nát còn lại bức tường, che mái để đọc kinh cầu nguyện. Chính quyền lấy cớ khu đất này đã được quy hoạch làm khu di tích tội ác chiến tranh Đế quốc Mỹ và xây công viên để từ chối việc trả đất cho Cầu Rầm. Nhằm giải tỏa căng thẳng, họ cấp cho giáo hạt mảnh đất hiện tại: 10.800m2/35.000m2 đất cũ và giao phần đất khu vực giáp  sông Cửa Tiền cho giáo hạt quản lý, đồng thời giải tỏa giao thông thông thoáng trước sau. Như vậy, khu đất giáo hạt hiện đang sử dụng là khu đất thuộc diện “cấp cho” với hai điều kiện nói trên, phía chính quyền phải giữ.
Tuy nhiên, sau năm 1998, chính quyền đã bán khu đất Nhà thờ này cho Công ty Cổ phần Trường Giang Sài Gòn xây khu thương mại và văn phòng cho thuê… Giáo hạt Cầu Rầm đã làm đơn khiếu nại yêu cầu trả lại đất Nhà thờ, nhưng không được chính quyền giải quyết theo đúng pháp luật.
Sau phản ứng dữ dội của bà con Giáo dân về việc làm sai trái này, chính quyền Tỉnh Nghệ An đã đối phó bằng công văn số 4284/UBND-NC Quyết định và giao cho UBND TP Vinh xây dựng công viên... Quyết định này không đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Vì lẽ, rõ ràng chính quyền đã không thấy có nhu cầu sử dụng đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ làm công viên, nên đã cấp cho Công ty Trường Giang xây Trung tâm thương mại để kinh doanh, và trong phường Cửa Nam, dù lượng người ít, gần diện tích đất này đã có một công viên đang tồn tại. Việc làm này một lần nữa vẫn chỉ là đối phó, thể hiện ý đồ không trả đất nhà thờ cho giáo hạt Cầu Rầm. Chưa kể, theo Luật đất đai, việc sử dụng đất phải bảo đảm nguyên tắc: đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất (khoản 1, điều 11);  và việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtphải được điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai... phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninhQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó" (khoản 1, khoản 8 điều 21 và điểm a khoản 1 điều 23). Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội;(khoản 6, khoản 7 điều 25) và phải được công bố công khai (điều 28).
Như vậy, việc chỉ bằng công văn, với quãng thời gian ngắn ngủi, chính quyền Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã tùy tiện quyết định sử dụng đất khu vực Nhà thờ làm đất kinh doanh, trưng cầu dân ý xây đài tưởng niệm liệt sỹ, xong lại chuyển sang làm công viên... Rõ ràng chỉ nhằm đối phó, và không tuân thủ luật đất đai.
Việc làm này chỉ khiến người ta thêm nghi ngại về thiện chí của chính quyền và gây bức xúc trong nhân dân mà thôi. Mặt khác, tại khu vực trước cửa nhà thờ đang sinh hoạt, chính quyền cho làm bến cát sạn suốt 13 năm nay, gây ô nhiễm và thể hiện sự thiếu tôn trọng môi trường tôn giáo. Khu vực này trước đây đã có chỉ thị giải tỏa mặt bằng và giao cho giáo hạt quản lý nhưng cuối năn 2010, thành phố Vinh làm đường sinh thái  mà không  có ý kiến gì với giáo hạt Cầu Rầm.
PV: Cha đã liên hệ với Tòa Giám mục để giải quyết vấn đề đất đai tại giáo xứ như thế nào?
Lm HSH: Mỗi lần gửi đơn tới các cơ quan chính quyền, chúng tôi đều có bản gửi về Tòa Giám mục để báo cáo. Đặc biệt, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cũng đã ký xác nhận vào Đơn kiến nghị số 106/HCR/11, ngày 03/6/2011 của chúng tôi gửi các cấp chính quyền.
PV: Nếu chính quyền vẫn tiếp tục việc xây dựng công viên trên mảnh đất nhà thờ Cầu Rầm cũ thì giáo xứ sẽ có hướng giải quyết thế nào?
Lm HSH: Chúng tôi tiếp tục làm đơn lên các cấp cao hơn để yêu cầu giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân.
Phía giáo dân, chắc chắn họ sẽ phản ứng dữ dội hơn. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của dân trong từng giáo họ, giáo xứ của giáo hạt thì tuyệt đại đa số giáo dân đều cương quyết: nhất định họ không để bị lừa một lần nữa. Dù có chết, họ cũng bảo vệ cho bằng được đất thánh. Chúng tôi rất lo ngại! Không hiểu chính quyền có hiểu được cái lo của chúng tôi không?
PVXin cám ơn Cha đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

Giáo dân Cầu Rầm tuần hành đòi tự do tôn giáo (VOA Express)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Nhà cầm quyền Nghệ An định giở trò gì với Giáo xứ Cầu Rầm?

Nằm trong chính sách chung là cướp chiếm đất đai tôn giáo, dưới đủ mọi chiêu bài, Giáo xứ Cầu Rầm – GP Vinh là một trong những nạn nhân dai dẳng của nhà cầm quyền Nghệ An.


Chiêu bài cũ: “Di tích tội ác” và dự án nhà nước bán đất nhà thờ.
Như chúng tôi đã thông tin: Nhà thờ Cầu Rầm trước đây tọa lạc tại khu Cửa Nam Thành phố Vinh, là một khu đất rất rộng rãi, thoáng mát gần hồ nước. Khuôn viên gồm nhà thờ với đầy đủ các công trình phụ trợ của một Giáo hạt lâu đời. Nhà thờ Cầu Rầm vốn nổi tiếng là một công trình kiến trúc được người dân Xứ Nghệ tự hào về vẻ đồ sộ và kiến trúc đẹp của Thành Phố Vinh, một tỉnh miền Trung Việt Nam.
Những năm chiến tranh, cả Thành phố Vinh cũng như khu vực miền trung là khu vực bom đạn ác liệt nhất, lại gần các trọng điểm đánh phá như phà Bến Thủy, tuyến đường huyết mạch vào Nam, vì vậy nhà thờ cũng đã bị bom đạn triệt hạ.
Sau chiến tranh, nhằm cướp đoạt với chính sách tận diệt tôn giáo, nhà cầm quyền Nghệ An giở bài lấy Nhà thờ Cầu Rầm làm “Di tich tội ác Đế Quốc Mỹ” để ngăn chặn giáo dân xây dựng lại cơ đồ của mình. Thời gian chờ đợi đã 39 năm nay (1972-2011) mà nhà cầm quyền Nghệ An vẫn bất chấp bao giấy tờ đơn thư của giáo dân.
Những năm làm con đường lên Kim Liên, Nam Đàn – quê Hồ Chí Minh  – nhà cầm quyền Nghệ An đã làm con đường cắt qua giữa nhà thờ.
Đây là một hành động tội ác. Xưa nay, chưa có một nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam mà để làm đường vào nhà mình, lại chiếm cướp đất nhà thờ, Thánh thất hoặc nơi thờ tự… Chỉ có con đường về quê Hồ Chí Minh này đã cướp đất nhà thờ Cầu Rầm cách cố ý.
Nhưng, rồi mảnh đất vàng của phần còn lại này đã làm ứa nước bọt bao kẻ cơ hội và tham nhũng, đến khi đó, cái gọi là “Di tich tội ác Đế Quốc Mỹ” cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với các cán bộ cộng sản ở Nghệ An. Vì thế, nhà cầm quyền Nghệ An đã cho Công ty Công ty Cổ phần Trường Giang, của Sài Gòn đã được mời chào để làm “Dự án xây dựng khu cao ốc”. Chính quyền Nghệ An đã dấm dúi cấp phép cho công ty của tư nhân này vào phá hoại nền móng dưới sâu của Nhà thờ, nhà xứ Cầu Rầm để thi công.
Giáo dân Cầu Rầm phản đối nhà nước bán đất nhà thờ cho tư nhân.
Ngày 23/5/2010, hồi 8h30 khoảng 5.000 giáo dân Hạt Cầu Rầm đã cùng nhau về khu đất Nhà Thờ để phản đối Công ty Trường Giang thi công trên đất của họ, đồng thời phản đối chính sách cướp chiếm của chính quyền Nghệ An.
Các giáo dân đã giương cờ, biểu ngữ để nói lên ý nguyện của họ quyết tâm bảo vệ tài sản đất đai cha ông họ đã đổ mồ hôi, xương máu mới có được, cũng như những con em họ đã đổi mạng sống của mình để có ngày hôm nay thì tài sản của họ lại bị chiếm cướp.
Đến đó, thì nhà cầm quyền Nghệ An đã phải chùn bước và đình chỉ công ty tư nhân kia lại và để đó đến nay.
Chiêu bài mới: “Trưng cầu ý kiến nhân dân”?
Mới đây, báo Nghệ An, số 8736, ngày 20/06/2011 đưa một mẩu tin lạ: “Trưng cầu ý kiến nhân dân về địa điểm xây dựng Đài tưởng niệm các Liệt sỹ Tỉnh Nghệ An”.
Cái gọi là Trưng cầu ý kiến của nhà cầm quyền Nghệ An (sic)
Đọc mẩu tin này người dân bình thường thất rất lạ và hỏi nhau rằng: “Chẳng lẽ nhà nước giờ coi dân quan trọng thế à, làm cái đài tưởng niệm liệt sĩ có chút đất và chút tiền thế mà cũng trưng cầu ý kiến nhân dân”?
Vậy sao cả việc đại sự như sửa Hiến Pháp đã được Hiến pháp quy định cụ thể là phải trưng cầu ý dân mới được sửa, mà đảng chỉ cần phẩy tay là sửa ngang xương, dân có được chút nào ý kiến?
Nhưng, giáo dân thì không lạ.
Cả Giáo phận Vinh đọc rõ vanh vách cái đầu quan chức Nghệ An muốn gì.
Trong cái gọi là “Trưng cầu ý kiến” nói trên do Giám đốc Sở Thươn binh xã hội Nghệ An Bùi Nguyên Lân ký có đoạn:
Địa điểm 2; Tại Vườn hoa Phường Cửa Nam (Khu vực Nhà thờ Cầu Rầm cũ).
Cái đuôi con chồn là chỗ này đây, bày đặt làm gì cho nhọc công.
Nếu đảng và nhà cầm quyền Nghệ An thấy việc dựng tượng đài cần “Trưng cầu ý kiến” nhân dân thì thử hỏi cái tượng đài to tổ bố ở Thành phố Vinh, để đặt tượng Hồ Chí Minh được Trưng cầu ý kiến khi nào? Khu vực tượng đài đó chiếm hết 14ha đất đai lâu đời của nhân dân, trong đó có các Xí nghiệp, nhà máy, Rạp chiếu bóng Cửa Đông, các cơ quan, khu dân cư… nhưng đảng thích là đuổi tất, đập tất, chi hàng đống tiền dân vào để làm.
Cái này Trưng cầu ý kiến khi nào?
Cái quảng trường và tượng đài hết 14 ha này Trưng cầu ý kiến khi nào?
Dân có được “trưng cầu ý kiến” bao giờ không? Tất nhiên là không.
Nếu Trưng cầu ý kiến nhân dân, nhân dân chỉ cho Sở Lao động vào đập cái nhà Tỉnh ủy hoặc cái tượng dài Hồ Chí Minh để làm đài tưởng niệm Liệt sỹ thì ý kiến dân có được tôn trọng không?
Cho đến nay, giáo dân Hạt Cầu Rầm chưa bao giờ bán, tặng hoặc cho, đổi tài sản đất đai này cho bất cứ ai, nên mọi sự xâm phạm vào tài sản này đều là bất hợp pháp và bất hợp hiến. Bởi vì Hiến pháp và pháp luật từ xưa đến nay luôn ghi rõ là đất đai thờ tự được pháp luật bảo hộ và bảo vệ.
Giáo dân Vinh nói: “Cứ cho nó bày cho đủ trò, kể cả trò trưng cầu, xong vào làm xem thử có làm được với choa không, Choa thà chết, chứ đừng hòng cướp đất nhà thờ choa lần nữa”?
Giáo hạt Cầu Rầm với hơn 2 vạn giáo dân, cùng với nửa triệu giáo dân Vinh đang chờ xem cái trò này sẽ dẫn đến đâu.
Nhưng, chắc chắn một điều, việc cướp đoạt đất của nhà thờ Cầu Rầm, phần còn lại là điều không có bất cứ ai chấp nhận được.
Giáo hạt Cầu Rầm có quyền và trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình, cũng chính là bảo vệ tài sản cho giáo hội Công giáo Việt Nam.
Không một thế lực nào dù mưu mô xảo quyệt đến đâu có thể lật ngược được điều đó.
Ngày 4/7/2011
Song Hà

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Lời mẹ dặn





Phùng Quán


 Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn,

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn,
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi –
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
- Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yeeu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! Những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời,
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thủa lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đó.

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yeu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật chọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.



1957


--------------



Lời mẹ dặn - Video




---------------------------------



Hình ảnh dùng dao viết văn lên đá mà Phùng Quán đưa ra thật bi tráng, đẹp và gân guốc đến rợn người. Rất nhiều người cảm nhận bài thơ này qua cách nghĩ: Phùng Quán tha thiết đến sự thẳng thắn trong mọi tình huống giữa cuộc đời này. Thế nhưng đối với dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu thì bài thơ mang đậm tính phản kháng, trực tiếp chạm đến một nhân vật mà ai cũng biết, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nhận xét:

Bài Lời Mẹ Dặn nó có một ý nghĩa lớn. Đối với Phùng Quán, với tôi và rất nhiều người bởi vì bài thơ ấy ông viết năm 25 tuổi thôi nhưng anh đã nói những điều đại kỵ đối với miền Bắc trong ấy có bốn câu “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết cũng không nói ghét thành yêu”.Những câu này trực tiếp nhắm vào Hồ Chí Minh và nhắm vào giáo dục miền Bắc tức là không ai yêu Hồ Chí Minh cả nhưng mà từ nhỏ tới lớn mọi người được dạy là ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? Cái câu của Phùng Quán bảo “Yêu ai cứ bảo là yêu ghét ai cứ bảo là ghét là câu chạm nọc họ kinh khủng lắm.


 Cho nên đến năm 1995 thì họ muốn xoa dịu những người trong Nhân Văn Giai Phẩm, họ hứa in cho mỗi người một tập thơ và 5 triệu tiền nhuận bút thế nhưng họ bảo với Phùng Quán là phải bỏ bài thơ “Lời Mẹ Dặn” ra, Phùng Quán nhất định không chịu và sau khi ông chết họ mới chịu in cho ông tập thơ này.

 Bài thơ mang tên “Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng” là một tuyệt tác khác của ông. Khái niệm ngay thẳng được ông áp dụng trên từng trang giấy. Thẳng và sạch trước khi nói đến chuyện viết từng con chữ xuống trang giấy trắng tinh. Giấy kẻ giòng là một cách nói nhưng ông thuyết phục được người đọc về thái độ nghiêm cẩn gìn giữ những điều mà ông cho là chân lý đối với một nhà văn, nhất là nhà văn trong thời đại đầy hàng giả, chỉ sống còn khi biết tâng bốc và cúi đầu.

 http://lexuanquang.org/post/488/

GP Vinh nổi sóng: 5.000 giáo dân Hạt Cầu Rầm

Vụ đất nhà thờ Cầu Rầm: Giáo hạt Cầu Rầm khiếu nại

Sau sự kiện hàng ngàn giáo dân kéo đến phản đối việc xây dựng trên đất nhà thờ Cầu Rầm ngày 23/5/2010, nhà cầm quyền Nghệ An có phản ứng dè dặt.

Ngày 02/6/2010, lợi dụng một trận mưa lớn và và sự vắng mặt của linh mục quản xứ Cầu Rầm, người ta đã thuê nhóm 'quần chúng tự phát' đến tháo dỡ cờ và các băng rôn. Một số giáo dân bức xúc định manh động, nhưng sau khi nhận được điện đàm từ linh mục quản xứ, giáo dân đã giữ được bình tĩnh.

Mới đây, nhà cầm quyền Nghệ An có động thái mới là sẽ chuyển cho Công ti Cổ phần Trường Giang Sài Gòn một khu đất khác, và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để xây dựng khu vui chơi giải trí tại khu đất của nhà thờ Cầu Rầm.

Để phản đối kế hoạch này, ngày 23/9/2010 các linh mục hạt Cầu Rầm - Anton Hoàng Sĩ Hướng, Đaminh Phạm Xuân Kế, Gioan Phạm Quang Long và Giuse Nguyễn Anh Tuấn - đã họp khẩn cấp và viết chung một đơn khiếu nại như sau:


GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Giáo phận Vinh
Giáo hạt Cầu Rầm                                                       
Số: 09/HCR/10                           

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc    

                                                                                  
                                         Cầu Rầm, ngày 29 tháng 9 năm 2010

ĐƠN KHIẾU NẠI
V/v: Đất nhà thờ Cầu Rầm
(Tiếp theo đơn khiếu nại ngày 25/4/2010)

Kính gửi:       - UBND tỉnh Nghệ An;
                    - Ban tôn giáo tỉnh Nghệ An;
                    - Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An;
                    - Sở Địa chính tỉnh Nghệ An;
                    - UBND thành phố Vinh;
                    - UBND phường Cửa Nam
                    - Đơn vị chủ đầu tư và thi công công trình trên đất nhà thờ Cầu Rầm.

Giáo hạt Cầu Rầm chúng tôi vừa nhận được công văn số 2420 / UBND-NV, đề ngày 05/08/2010 của UBND thành phố Vinh (viết tắt: CV 2420): “V/v trả lời đơn của giáo hạt Cầu Rầm khiếu nại đòi lại đất nhà thờ Cầu Rầm”, nay chúng tôi, các linh mục và toàn thể giáo dân thuộc giáo hạt Cầu Rầm, Giáo phận Vinh, có ý kiến như sau:

1. Qua CV số 2420, UBND thành phố Vinh thừa nhận rằng: Khu đất mà Công ty Cổ phần Trường Giang Sài Gòn đang xây dựng khu thương mại và văn phòng cho thuê vốn là đất nhà thờ Cầu Rầm.“Khu vực nhà thờ xứ Cầu Rầm trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã bị đánh sập, chỉ còn lại một nhà phòng 2 tầng bị hư hỏng nặng” (Cv 2420). Quả thật, đất nhà thờ Cầu Rầm có từ khi thành lập xứ (năm 1888), liên tục tồn tại cho đến hôm nay. Đây là một bằng chứng lịch sử không ai chối cãi. Đây còn là trụ sở hạt Cầu Rầm với trên 20381 giáo dân, gồm các giáo xứ: Cầu Rầm, Trang Cảnh, Mỹ Dụ, Kẻ Gai và Yên Đại.

2. CV 2420 viết: “Ngày 12/10/1976, cụ Nguyễn Duy Thường – Linh mục quản xứ Cầu Rầm và Ban hành giáo xứ Cầu Rầm do ông Bá Đình Loan làm trưởng ban đã chuyển nhượng khu đất và tài sản trên đất của giáo xứ cho hợp tác xã Hợp Đức”. Đây là một kết luận không đúng sự thật và thiếu căn cứ, vì:

2.a. Linh mục Nguyễn Duy Thường không bán đất nhà thờ Cầu Rầm vì thực tế không có hành vi đó. Trước hàng ngàn dân và trước các nhân chứng hiện tại, người ta không tìm được bằng chứng nào xác nhận được là linh mục Nguyễn Duy Thường chuyển nhượng đất nhà thờ.

2.b. Tại Điều 1273 – Thiên 2, Quyển V của Bộ Giáo Luật 1983 (Nhà Xuất bản Tôn giáo năm 2007) quy định rõ rằng: “Đức Thánh Cha là người quản trị và phân phối tối cao của tất cả Các tài sản của Giáo hội”.  Điều 1277 của Bộ Giáo Luật quy định: Giám mục giáo phận phải tham khảo ý kiến của Hội đồng Kinh tế và Ban Tư vấn để thực hiện những hành vi quản trị, và trong hành vi quản trị ngoại thường, ngài cần có sự ưng thuận của Hội đồng Kinh tế và Ban Tư vấn". Như vậy, theo giáo Luật thì Linh Mục Nguyễn Duy Thường không có quyền và không thể chuyển nhượng đất của Giáo hội.

2.c. Pháp Lệnh Tôn Giáo 2004, Tại Điều 26, Chương IV quy định về tài sản của tôn giáo thì: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”. Điều 28 quy định “Các Tổ chức tôn giáo được quyền nhận các tài sản hiến, tặng” nhưng không đề cập đến việc Tổ chức tôn giáo hoặc đại diện có thể chuyển nhượng hoặc hiến tặng tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Mặt khác Khoản 2 Điều 117 Luật đất đai quy định “Cơ sở Tôn giáo không được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng quyền sử dụng đất”. Đây là những quy định quan trọng trong diễn giải luật nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi chuyển nhượng bất hợp pháp tài sản của Giáo hội trái pháp luật và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Điều này có nghĩa là, theo luật pháp hiện tại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì nếu như linh mục Nguyễn Duy Thường có sống lại và thực hiện việc chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho bất cứ ai thì cũng không phù hợp với Luật pháp do chính Nhà nước ban hành.

3. Cv 2420 nại đến Quyết định số 1226/QĐ-TTg thu hồi lại khu đất của HTX Hợp Đức, ngày 24/12/1999. Chúng tôi khẳng định rằng: Một khi đã không có sự chuyển nhượng hợp pháp khu đất của giáo hạt Cầu Rầm cho HTX Hợp Đức, thì việc thu hồi khu đất nhà thờ Cầu Rầm trên danh nghĩa của HTX Hợp Đức, hoặc bất cứ một quyết định nào trái với quyền sử dụng của giáo hạt Cầu Rầm đều bất hợp pháp và vô giá trị.

4. Từ sau năm 1975, giáo xứ Cầu Rầm đã nhiều lần làm đơn thư đề nghị mong được khôi phục các công trình của mình, để phục vụ lợi ích chính đáng của giáo dân mà không được chính quyền đồng ý.

Năm 1998, vì nhu cầu thúc bách, giáo dân đã phải cầu nguyện giữa cảnh hoang tàn, trên phần đất nhà thờ của họ. Cv 2420 nêu: “xét nguyện vọng chính đáng của linh mục, giáo dân, giáo xứ Cầu Rầm xin đất để xây dựng nhà thờ, UBND tỉnh Nghệ An đã giới thiệu 3 địa điểm để giáo xứ lựa chọn, đó là: khu đất xí nghiệp điện cơ; khu đất hiệu kem Tâm Đồng; và khu Kho Vòm của Công ty xây dựng I. Đại diện Tòa Giám Mục Xã Đoài lúc bấy giờ là giám mục Trần Xuân Hạp và linh mục quản xứ Cầu Rầm Nguyễn Văn Khôi đã chọn địa điểm xin đất để xây dựng nhà thờ là khu Kho Vòm của Công ty xây dựng I, tức nhà thờ xứ Cầu Rầm hiện nay”. Rõ ràng việc cấp đất cho giáo xứ Cầu Rầm xây dựng nhà thờ hiện tại là cấp theo nhu cầu, nhằm thoa dịu sự căng thẳng nơi giáo dân và việc giám mục Trần Xuân Hạp và linh mục quản xứ Cầu Rầm Nguyễn Văn Khôi đã chọn khu Kho Vòm để xây dựng nhà thờ Cầu Rầm hiện nay là thay vì hai địa điểm kia (khu đất xí nghiệp điện cơ; khu đất hiệu kem Tâm Đồng) mà UBND tỉnh giới thiệu để cấp, chứ không thể thay thế khu đất lịch sử của giáo hạt Cầu Rầm có từ thế kỷ 19 này được. Đất nhà thờ hạt Cầu Rầm vẫn còn đó, hiện chưa được giải quyết để đảm bảo quyền lợi của giáo dân và đảm bảo công bằng theo pháp luật. Vậy, Cv 2420 nói: “vấn đề đất nhà thờ Cầu Rầm cũ đã được giải quyết dứt điểm năm 1998” là không đúng, thiếu cơ sở pháp lý.

5. Việc Công ty cổ phần Trường Giang Sài Gòn tiến hành xây dựng “Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê” (Cv 2420) trên khu đất của giáo hạt Cầu Rầm nếu không muốn nói nhằm tư nhân hóa để tìm tư lợi” thì cũng không thể tìm từ ngữ khác để diển tả mục đích xây dựng của Công ty. Không thể do nguồn vốn ngân sách hạn hẹp” (Cv 2420) mà sẵn sàng bán đất của một tập thể tôn giáo có hàng trăm năm lịch sử cho tư nhân kinh doanh đượcĐiều này đã vi phạm pháp luật Việt Nam về “tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo”; đồng thời, “làm bùng phát sự bất bình trầm trọng và khó kiểm soát trong cộng đồng giáo dân, vì phạm đến quyền lợi của cả một cộng đồng tôn giáo, không chỉ giáo xứ, giáo hạt Cầu Rầm mà cả giáo phận Vinh”.

6. Về việc Tỉnh định dùng ngân sách nhà nước để tiếp tục xây dựng trên khu đất nhà thờ Cầu Rầm (Cv 2420), chúng tôi có ý kiến như sau:

- Giáo hạt Cầu Rầm nhất quyết phản đối mọi hoạt động trái với quyền sử dụng của giáo hội trên khu đất của giáo hạt vì chúng tôi vẫn khẳng định mảnh đất đó đang là sở hữu của giáo hạt Cầu Rầm và lớn hơn là của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

- Đây là sự đối phó thiếu thiện chí chứ không phải đáp ứng quyền lợi chính đáng của dân, vì từ đầu, Cv 2420 đã cho biết: “nguồn vốn ngân sách hạn hẹp”. Nếu dùng tiền thuế của dân để đổ vào việc xây dựng vốn gây nhiều tranh cãi, trên khu đất nhà thờ này, nhất định sẽ không có hiệu quả, như hàng chục năm nay đã thấy và một lần nữa làm bùng phát sự bất bình trầm trọng, không chỉ từ phía giáo dân mà cả nhân dân trong vùng.

7. Cũng cần nói thêm một số vấn đề khác liên quan đến địa điểm nhà thờ đang sử dụng hiện nay là UBND thành phố Vinh không chịu giải tỏa mặt bằng như chỉ thị của UBND tỉnh Nghệ An khi cấp đất cho nhà thờ Cầu Rầm năm 1998 (Chúng tôi sẽ đề cập đầy đủ trong một đơn thư khác). Cụ thể:

- Càng ngày lượng người đổ về thành phố làm việc, du lịch và học hành càng đông. Mỗi ngày Chúa Nhật, khuôn viên nhà thờ không đủ chỗ cho giáo dân đứng dự lễ và đỗ xe; đường ra vào nhà thờ chật hẹp quá đáng, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng;

- UBND thành phố Vinh vẫn tiếp tục cho kinh doanh Bến vật liệu xây dựng (cát, sạn…) ngay trước cửa nhà thờ, hoạt động cả ngày lẫn đêm, suốt 12 năm qua, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại trầm trọng về sức khỏe và danh dự của một cộng đồng tôn giáo.

Điều này cho thấy, quyền lợi của dân chưa được bảo vệ, pháp luật còn bị vi phạm từ phía nhà cầm quyền và người dân thấy mình bị lừa dối.

Như vậy, cả về mặt pháp lý và thực tế, khu đất được đề cập trong đơn này là Đất Thánh, đất của Giáo hội Công Giáo, đến nay vẫn thuộc quyền sử dụng của giáo hạt Cầu Rầm, chưa hề được bán, tặng, chuyển nhượng hoặc bất kỳ hình thức chuyển đổi nào khác, cho bất cứ ai.

Vì thế, mọi hoạt động chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khu đất đó nếu không được sự đồng ý bằng văn bản, theo quy định của pháp luật từ phía giáo hạt Cầu Rầm và Toà Giám mục giáo phận Vinh đều bất hợp pháp và không thể chấp nhận trong một Nhà nước pháp quyền.

Do đó, Chúng tôi viết đơn này tha thiết yêu cầu:

1/ Các cơ quan liên quan đình chỉ vĩnh viễn các hoạt động trái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào xâm phạm đất đai của giáo hạt Cầu Rầm.

2/ Làm rõ trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân đã ngang nhiên chiếm đoạt đất đai của giáo hạt Cầu Rầm, gây bức xúc trong cộng đồng dân cư và làm lãng phí ngân sách nhà nước.

3/ Trả về nguyên trạng và trả lại khu đất nói trên cho giáo hạt Cầu Rầm theo quy định của Pháp luật, để chúng tôi sử dụng vào mục đích chung, phục vụ cộng đồng tại thành phố Vinh.

Trân trọng đề nghị và chân thành cám ơn!

Thay mặt hơn 20.381 giáo dân giáo hạt Cầu Rầm
                                                                                     
Linh mục quản hạt:
Hoàng Sỹ Hướng
(đã ký và đóng dấu)

Linh mục quản xứ Yên Đại và Trang Cảnh:
Phạm Xuân Kế

Linh mục quản xứ Mỹ Dụ:
Phạm Quang Long

Linh mục quản xứ Kẻ Gai:
Nguyễn Anh Tuấn

--------------------------------

Nơi gửi:       - Như trên    
                      - Toà Giám mục
                      - Lưu văn phòng các xứ trong hạt

Giáo xứ Cầu Rầm phản đối việc xây dựng trên đất nhà thờ

 

Vinh – Nghệ An 23/5/2010 - Tại giáo xứ Cầu Rầm, sau thánh lễ sáng Chúa nhật Hiện Xuống, toàn bộ giáo dân đã kéo ra khu đất nhà thờ, để phản đối việc xây dựng khu thương mại trên đất này.


Cuối năm 2009, nhà cầm quyền Nghệ An đã giao khu đất này cho công ti cổ phần Trường Giang Sài Gòn, để xây dựng một trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê; mặc dù trên cửa vào vẫn đề dòng chữ to tướng ‘Khu vui chơi giải trí du lịch hồ Cửa Nam’!



Cuối tháng 4/2010, giáo xứ Cầu Rầm đã làm đơn khiếu nại, nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ làm ngơ và công trình vẫn tiếp tục được xây dựng. Kinh nghiệm cho thấy, đất nhà thờ cũng như đất chùa là tài sản linh thiêng của một cộng đồng tôn giáo qua bao thế hệ; vì thế nếu không được giải quyết một lần dứt khoát hợp lòng dân, thì mãi mãi không bao giờ yên!



Hôm nay là ngày kiêng việc xác, nên số người đi dự lễ rất đông: Ngoài giáo dân của xứ Cầu Rầm, còn thấy khá đông giáo dân từ các giáo xứ Bố Sơn, Cửa Lò, Kẻ Gai, Mỹ Dụ, Trang Cảnh, Yên Đại, Xã Đoài, và người khắp nơi về thành phố làm ăn… ước tính khoảng 5 ngàn người.



Biểu ngữ phản đối được giăng khắp nơi trên công trường, tất cả những chỗ nào mà người ta có thể giăng được.



Lời lẽ trên biểu ngữ khá ôn hoà, nhưng mạnh mẽ: “Chúng tôi đòi công bằng”; “Đất nhà thờ, đất thánh, không được dùng để trục lợi”; “Giáo xứ Yên Đại tỏ tình liên đới; “Giáo xứ Kẻ Gai tỏ tình liên đới”; “Giáo xứ Mỹ Dụ đòi quyền lợi chung” …



Khi mọi người đã tìm được chỗ đứng thì người ta bắt đầu hát thánh ca, cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ đang yên nghỉ trên khu đất này, kết thúc bằng lời Kinh Hoà Bình. Điều này làm sống lại không khí cầu nguyện của 10 năm về trước cũng tại nơi này, khi giáo dân Cầu Rầm kiên quyết cắm trại cầu nguyện để giữ đất.



Mặc dù số lượng người khá đông, nhưng không hề gây mất trật tự công cộng. Sau đó, người ta ra về, để lại các biểu ngữ vẫn còn nguyên trạng cho đến tối hôm nay Thứ Hai ngày 24/5/2010.



Cầu Rầm ở trung tâm thành phố Vinh, là sở hạt của 5 giáo xứ, với số giáo dân hơn 20 ngàn người, chưa kể số sinh viên Công giáo và người dân khắp nơi về thành phố làm ăn. Do đó khu vực nhà xứ hiện tại là quá chật hẹp so với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo.


Với đợt tập trung cầu nguyện lần này có thể khơi mào cho một phong trào cầu nguyện đòi đất tại Nghệ An.

Giáo xứ Cầu Rầm: Đêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương, đất nước

Giới trẻ - Con Đức Mẹ Cầu Rầm - Cầu nguyện cho Quê Hương, Đất Nước

Trong thời gian gần đây đã có nhiều biến cố xảy đến cho Giáo Hội Việt Nam như biến cố Thái Hà, Tam Tòa, Cồn Dầu... Nhất là biểu tượng Thánh Giá thiêng liêng của người Công Giáo đã bị nhà cầm quyền triệt hạ tại Giáo Xứ Đồng Chiêm, Giáo Phận Hà Nội vào tháng 1 năm 2010.

Ý thức được trách nhiệm của mình Giới trẻ Con Đức Mẹ Giáo Xứ Cầu Rầm đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện, cầu cho Công Lý – Sự Thật – Hòa Bình được hiện hữu trên quê hương Việt Nam thân yêu. Là tương lai của Giáo hội các bạn đã ý thức được trách nhiệm của mình là phải chung tay góp sức để xây dựng quê hương đất nước, phải đấu tranh cho sự thật, phải dùng chính đời sống đạo của mình để phải làm chứng cho “Chúa”. Giới trẻ Công Giáo cần phải biết tôn trọng mọi người, tôn trọng luật lệ, tôn trọng sự thật. Hành động thắp nến cầu nguyện do đó mang ý nghĩa thắp lên ánh sáng đức tin để xua đi bất công, xua đi sự giả dối và xua đi sự đau khổ tràn lan và hàn gắn các vết thương của giáo hội Việt Nam mà nhà cầm quyền đã gây ra cho Giáo hội Việt Nam nói chung và cách riêng là cho Giáo xứ.
 
Vào lúc 19h15’ ngày 14/04/2011, dưới sự chủ trì của Cha Phanxicô Xavie Hoàng Sỹ Hướng, linh mục quản xứ Cầu Rầm và cũng là Trưởng Ban Giới Trẻ Giáo Phận, thánh lễ và nghi thức thắp nến cầu nguyện đã diễn ra trong bầu khí thiêng liêng, đầy tình thân ái, liên đới, hiệp thông.
 
Đông đảo giáo dân Giáo Xứ Cầu Rầm và đặc biệt là giới trẻ Con Đức Mẹ và Sinh Viên Công Giáo tại Vinh đã về đây để cùng thắp lên ngọn nến cầu nguyện cho Giáo hội được tự do, cầu nguyện cho đất nước được bình an, quyền con người được tôn trọng, cầu nguyện cho Giáo xứ của chúng ta, một Giáo xứ đang bị thiệt thòi bởi cảnh bất công, xin cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ luôn hiệp thông với nhau để cầu nguyện cho Giáo xứ của chúng ta nhận được sự Công bằng. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các bạn sinh viên, giới trẻ Con Đức Mẹ cùng mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ cũng như những người không cùng tôn giáo đang hiện diện nơi đây cùng với chúng ta, là con người, là công dân của đất nước nước chúng ta phải nắm tay nhau để xây dựng quê hương – đất nước.
Như lời của Cha Hoàng Sỹ Hướng phát biểu sau thánh lễ:
“Chúng ta sẽ sắp sửa kết thúc đêm cầu nguyện đặc biệt này, bằng lời cầu nguyện này, trong tay cầm ngọn nến đức tin để chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta, cầu nguyện cho thế giới, cầu nguyện cho đất nước chúng ta. Lời cầu nguyện này của chúng ta bắt nguồn từ ơn gọi làm người Kito hữu, giáo hội như một mái nhà, nơi ấy che nắng, che mưa cho tất cả mọi thành viên trong gia đinh, mái nhà ấy không phân biệt về màu da, về sắc tộc và về tôn giáo. Như thế hình ảnh mái nhà trở thành nơi mọi người yên nghỉ mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực và nơi đây chính chúng ta nhận được sự bình an đích thực của Thiên Chúa. Giáo hội cũng giống như hạt giống nhỏ bé trong dụ ngôn “hạt cải” khi gieo xuống thì là 1 hạt giống nhỏ bé nhất trong các loại rau nhưng khi lớn lên thì nó là nơi chim trời đến trú ngụ... dụ ngôn này của Đức Giê su kể lại để nói lên tình bao dung của Giáo Hội. Như vậy đời sống đạo của mỗi chúng ta không chỉ lo riêng cho lợi ích cá nhân của chúng ta, mà ta còn phải liên kết với người khác, còn phải lo cho người khác. Cho nên sống đạo là sống yêu thương, sống đạo là phải sống sự chia sẽ, sự thông cảm và sự dắt dìu lẫn nhau. Vì vậy, đau khổ của người này phải là đau khổ của chính chúng ta, chúng ta phải gánh lấy với họ,vinh dự này của người này, chúng ta có phần trong đó, cho nên chúng ta có trách nhiệm cầu nguyện cho họ đạt được nhiều vinh dự hơn. Đó là tình liên đới trong đời sống đạo, tình liên đới này không chỉ dự lại ở các thành viên trong gia đình mà cả những người xung quanh, kể cả kẻ thù. Như Chúa Giêsu đã nói: “Hãy yêu thương kẻ thù như chính mình”
Vì thế mà trong đời sống đạo chúng ta không được phân biệt đối xử, mà trái lại kể cả những kẻ dữ dằn nhất, chúng ta cũng cần phải chinh phục họ và tìm mọi cách để giúp họ nhận ra sự thật và đó cũng là bổn phận của người kitô hữu. Và mối tương quan của chúng ta nữa, đó là mối tương quan với xã hội, với quê hương – đất nước. Đất nước là của mọi người, mọi công dân đều có quyền được hưởng tự do làm người, tự do tôn giáo và tự do mưu cầu hạnh phúc. Đối lại, người công dân ấy phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ quê hương – đất nước, cho nên một người tín hữu tốt phải là một người công dân tốt nữa và người tín hữu phải xây dựng quê hương – đất nước bằng khả năng của mình. Xây dựng bằng cách nào chu toàn bổn phận của một công dân, giữ luật dân sự đúng, và cùng nhau phát huy sáng kiến để cống hiến cho quê hương – đất nước. Và khi chúng ta làm điều này, chúng ta sẽ không mất đi phần thưởng nước trời, và nếu chúng ta làm điều này vì vinh danh Chúa và vì trách nhiệm – bổn phận của một công dân, làm vì người khác thì đó cũng là một việc lành. Lâu nay chúng ta quan niệm hẹp hòi: “đi đạo là chỉ đi nhà thờ và đọc kinh là thánh thiện, là đẹp lòng Chúa còn ngoài chuyện đó là chuyện của đời”. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Đạo là phải đem vào đời và biến đời thành đạo. Cho nên trong Thánh lễ, linh mục đọc: “Chúc Anh – Chị – Em đi Bình An”, đi ở đây không phải là đi Bình An mà đi ở đây theo nghĩa lên đường, đi ở đây là dẫn thân đem những gì đã nhận được trong Thánh lễ để đem đi phục vụ gia đình, phục vụ cho quê hương, cho tổ quốc...”
 
Bài hát: “Kinh Hòa Bình” được mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ cất lên, đã thể hiện tinh thần yêu mến Công Lý – Sự Thật – Hòa Bình của tất cả mọi người khi tham gia buổi cầu nguyện, hi vọng một ngày nào đó “Nhà Cầm Quyền” biết sống và làm theo lời kinh này.